Sunday, November 17, 2024
HomeKhácChiến lược nào để chiến thần Hà Linh "dọn sạch kho", làm...

Chiến lược nào để chiến thần Hà Linh “dọn sạch kho”, làm lỗi tiktok shop toàn Đông Nam Á dẫu bị phản đối gay gắt?

- Advertisement -

Ngày 3/4, trang Tiktok Võ Hà Linh Official của Võ Hà Linh đăng một video thông báo sự kiện phát sóng trực tiếp (livestream) chương trình bán hàng cho một số nhãn hàng sẽ diễn ra vào ngày 4/4. Sự kiện này nhanh chóng thu hút sự quan tâm của dư luận. Bên cạnh những ý kiến ủng hộ, Hà Linh và nhãn hàng còn bị phản ứng gay gắt bởi các nhà thuốc – kênh phân phối chủ lực của Dược phẩm Hoa Linh.

Hợp tác với Hà Linh, nhãn hàng “được” gì?

Trong một diễn đàn hơn 230.000 thành viên bao gồm các nhà thuốc Tây toàn quốc, chỉ nội trong chiều ngày 3/4 đã có liên tục 10 bài viết đề cập về trường hợp của Dược phẩm Hoa Linh. Các bài viết này thu hút hàng trăm bình luận của các thành viên, chủ yếu là các nhà thuốc bày tỏ sự bất bình vì bỗng dưng dính “nghi án” đẩy giá 2 sản phẩm dầu gội của nhãn hàng Nguyên Xuân để thu lợi.

Tuy nhiên, dù bị phản đối thì buổi livestream của Hà Linh vẫn diễn ra thành công. Thậm chí, cô còn “phá đảo” kỷ lục cũ. Một số thành tích tiêu biểu của Hà Linh có thể kể đến như 302 nghìn người xem, 58.891 người đang mua trong cùng một thời điểm, nhiều thương hiệu lớn tặng hoa để tranh thủ quảng cáo, lỗi sập hệ thống Tiktokshop Đông Nam Á vì lượt xem quá cao.

- Advertisement -

Nhãn hàng Dược phẩm Hoa Linh chịu lỗ khi tặng kèm kem đánh răng, và đó là chiến lược truyền thông của công ty để quảng bá cho sản phẩm. Mỗi tháng Hà Linh chỉ livestream và không livestream lặp lại nhãn hàng trong 2 số liên tiếp để tránh lũng đoạn thị trường và người dùng có thể trải nghiệm sản phẩm trên những nền tảng bán hàng khác.

Trên thị trường, nhãn hàng hợp tác với KOC để làm truyền thông không còn hiếm. Nhưng không phải ai cũng có thể mang về những con số khủng cho hãng như Hà Linh. Vậy rốt cuộc, sự khác biệt này đến từ đâu?

  1. Độ uy tín cao của chính người bán

Ngay từ những ngày còn chập chững mới vào nghề đến bây giờ, Hà Linh vẫn luôn được nhắc đến bởi sự thẳng thắn và công tâm, khiến khách hàng tin tưởng bởi độ uy tín của mình.

Các sản phẩm “qua tay” Hà Linh review có khen, có chê, thẳng thắn, “nói có sách mách có chứng” chứ không ậm ờ, chung chung chỉ để kiếm tiền. Hà Linh khẳng định bản thân chưa từng nhận quảng cáo sản phẩm kém chất lượng, cũng không vi phạm pháp luật, càng không làm điều trái đạo đức nên không ngại bất kỳ ai. Nữ YouTuber sẵn sàng đáp trả tất cả bình luận, bài đăng đấu tố cô có liên quan đến quảng cáo sai sự thật.

- Advertisement -

Chỉ sau 1 năm, từ con số 0, Hà Linh đã có một lượng người xem “khủng” và từ đó cô cũng được nhiều hãng mỹ phẩm đề nghị hợp tác chung. Vốn được nhiều người biết đến là một trong những YouTuber review mỹ phẩm, chắc chắn những lần “đại chiến” của Võ Hà Linh không thể thiếu những cái tên trong ngành mỹ phẩm. Cô nổi tiếng với nhiều màn “combat nảy lửa” với những nhân vật có tên tuổi.

Chiến lược nào để chiến thần Hà Linh "dọn sạch kho", làm lỗi tiktok shop toàn Đông Nam Á dẫu bị phản đối gay gắt? - Ảnh 2.

Tháng 06/2021, vụ The Ordinary fake nổi bão. Một khách hàng đã mua phải hàng giả theo link dẫn dưới video review của Hà Linh. Sản phẩm là bản Hàn nhưng trên bao bì khi xé ra lại có chữ Tiếng Việt “Hộp 3.4 x 3.4 x 11.5cm”. Ngay lập tức, Hà Linh đã làm việc với bên liên quan và yêu cầu Shopee hoàn tiền lại cho khách hàng.

Trong một lần livestream khác, Hà Linh bị tố “biết sữa rửa mặt Dove cận date nhưng vẫn cố tình lên để đẩy hàng tồn”. Trước vụ việc, cô đã gọi điện cho bên quản lý của Dove và yêu cầu một câu trả lời thỏa đáng. Ngoài ra, cô nàng cũng bù đắp cho “tất cả những bạn nào nhận sữa rửa mặt Dove đều được tặng thêm 1 sản phẩm Vaseline”.

Nhờ đó, uy tín của cô vẫn luôn giữ phong độ trên thị trường.

- Advertisement -

2. Bán với mức giá “ngã cây”

Một điều chắc chắn khiến nhiều người quan tâm và sẵn sàng rút ví để mua các sản phẩm xuất hiện trong phiên livestream vào tối 4/4 của Hà Linh đó là mức giá “hời”. Bằng chứng cụ thể trong phiên livestream cô liên tục đưa ra các combo có mức giá tốt nhất cho khách hàng, thậm chí liên tục tung ra các deal 1k (khách hàng được mua sản phẩm chỉ với giá 1.000 đồng).

Nhằm đánh trúng tâm lý khách hàng cô trực tiếp làm các phép so sánh mức giá nếu mua trên kênh tiktok Hà Linh với việc mua trên các sàn thương mại điện tử khác cũng đang áp dụng chương trình giảm giá 4/4.

Theo livestream của Hà Linh, giá của một combo dầu gội + xả tặng ủ tóc Tsubaki là 314.000 đồng. Cô trực tiếp so sánh, hiện thị trường đang bán combo dầu gội + xả có giá 298.000 đồng và lọ ủ tóc có giá 214.000 đồng. Như vậy có thể thấy, mua sản phẩm từ kênh tiktok của Hà Linh bạn chỉ cần phải bỏ thêm 16.000 đồng để sở hữu một lọ ủ tóc thay vì là 214.000 đồng.

Trong phiên livestream này, một mặt hàng được chú ý hơn cả là sản phẩm dầu gội Nguyên Xuân. Bởi trước buổi livestream, Hà Linh đã tuyên bố sản phẩm dầu gội của nhãn hàng này sẽ được bán với mức giá 11.000-18.000 đồng trong tối ngày 4/4.

Tuyên bố này của cô đã vấp phải những phản ứng dữ dội từ phía các nhà thuốc – kênh phân phối chủ lực mặt hàng này. Bởi hiện loại dầu gội này đang được bán với mức giá 71.000-76.000 đồng.

Chiến lược nào để chiến thần Hà Linh "dọn sạch kho", làm lỗi tiktok shop toàn Đông Nam Á dẫu bị phản đối gay gắt? - Ảnh 3.

Thực tế trong buổi bán hàng trên tiktok, Hà Linh đã trực tiếp giải thích về mức giá “ngã cây” này. Cô cho biết khách hàng chỉ có thể hưởng được mức giá đó nếu mua theo combo dầu gội + dầu xả + kem đánh răng. Tổng combo này có giá 158.000 đồng nếu mua trên tiktok shop của Hà Linh.

Nếu lấy giá combo trừ đi giá thị trường của kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu (khoảng 70.000 đồng) và dầu xả Nguyên Xuân (khoảng 70.000 đồng), khách hàng sẽ mua được sản phẩm dầu gội Nguyên Xuân chỉ với mức 18.000 đồng.

3. Tính thời điểm

Nếu buổi livestream vào hồi tháng 3, thời điểm cô lên sóng là lúc 9h tối. Vào buổi bán hàng hôm qua, cô cũng mở bán vào đúng thời điểm này. Việc lên sóng vào khoảng 9h tối khi phần lớn mọi người đã trải qua một ngày mệt mỏi cho thấy đây là một kế hoạch tính toán nắm bắt đúng tâm lý người tiêu dùng.

Theo các nghiên cứu đã được công bố trên CNN cho thấy sự mệt mỏi vào cuối ngày khiến bạn muốn mua sắm và sẵn sàng nhấn nút thêm vào giỏ hàng.

Theo huấn luyện viên về tiền bạc, Bernadette Joy (Mỹ), mua một thứ gì đó giống như liều thuốc năng lượng mạnh mẽ, khiến năng lượng dopamine (hay được gọi là hormone hạnh phúc) tiết ra nhiều hơn. Cảm xúc vui vẻ khiến nhiều người khó tránh được việc vung tiền quá tay khi chọn mua sắm khi mệt mỏi hay vào cuối ngày.

Ross Steinman – giáo sư tâm lý học tại Đại học Widener, chuyên nghiên cứu về hành vi của người tiêu dùng – cho biết khi thức dậy vào mỗi buổi sáng, bạn sẽ có một lượng năng lượng nhận thức hoặc không gian não hạn chế để giúp đưa ra quyết định.

Bạn có thể tăng cường nhận thức của bản thân bằng cách ngủ một giấc thật sâu, rèn luyện một số hoạt động thể chất hoặc thiền định.

Tuy nhiên, trong suốt cả ngày, mỗi người phải đưa ra cả nghìn quyết định từ nhỏ đến lớn: mặc gì đi làm, ăn gì vào bữa trưa, chọn một cụm từ cho email… Vì vậy, vào buổi tối, năng lượng nhận thức có thể cạn kiệt.

Chiến lược nào để chiến thần Hà Linh "dọn sạch kho", làm lỗi tiktok shop toàn Đông Nam Á dẫu bị phản đối gay gắt? - Ảnh 4.

Nếu xem hàng vào thời điểm cuối ngày, khi năng lượng nhận thức ở mức thấp nhất, bạn sẽ ít có khả năng đưa ra được quyết định hợp lý so với đầu ngày.

“Khi một người muốn mua gì đó vào đầu ngày, chẳng hạn kem đánh răng, thông thường họ sẽ cố gắng tìm kiếm phiếu giảm giá, nhưng nếu lướt xem hàng khi bị thiếu ngủ và mệt mỏi, họ sẽ không muốn làm gì ngoài bấm chọn mua”, Steinman nói.

Với việc nắm bắt đúng tâm lý của người tiêu dùng, có thời điểm, hơn 58.000 người đang mua hàng trong buổi livestream trên kênh tiktok của Hà Linh.

Tổng hợp

- Advertisement -
- Advertisment -
- Advertisment -
NHỮNG BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -
- Advertisment -

Phổ Biến Nhất